Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp phát triển, tuy nhiên trong những năm qua hiện tượng “được mùa mất giá” liên tục xảy ra khiến cho nông dân nhiều lần lâm vào cảnh khốn đốn. “Được mùa” vốn là mục tiêu sản xuất của người nông dân nhưng dường như giờ đây nó lại trở thành nỗi lo sợ, một điệp khúc buồn cho toàn bộ ngành nông nghiệp. Đây cũng chính là một bài toán khó chưa có lời giải thật sự phù hợp với tình hình hiện nay.
Thực tế tình hình nông sản Việt Nam
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển ngành nông nghiệp, trong đó có các chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản. Năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,1%. Tỷ trọng ngành Dịch vụ là 33%, công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,9%.
Đến nay, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Trong năm 2021, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi nhanh chóng. Ngành Dịch vụ vươn lên trở thành ngành có tỷ trọng GDP cao nhất chiếm 40,19%, công nghiệp chiếm 38,03%, nông nghiệp đóng góp 12,79% và thuế trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99% GDP của cả nước.
Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã lọt vào top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Theo số liệu thống kê cho thấy, nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2018 đã đạt 40,5 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản tương đối cao. Nếu như năm 2015, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,8 tỷ USD, thì đến năm 2018 kim ngạch đã đạt 4 tỷ USD vượt kim ngạch dầu thô. Tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hai chữ số cao hơn tốc độ tăng trưởng của nông sản nói chung.
Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu gồm: Trung Quốc, Mỹ, các nước Đông Nam Á, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản sang các thị trường này chiếm khoảng hơn 76% tổng kim ngạch của cả nước.
Trước bối cảnh đó, “được mùa mất giá” đã trở thành một câu chuyện quen thuộc, thường xuyên xảy ra trong nông nghiệp. Nhiều cuộc giải cứu nông sản đã được mở ra, các cơ quan hữu quan can thiệp, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp, đơn vị tình nguyện luôn cố gắng để giúp người tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp nhất thời, một lời giải chưa hoàn thiện cho bài toán khó này.
Có thể thấy, tính trạng “được mùa mất giá” vẫn là gánh nặng đối với xuất khẩu nông sản và phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có giải pháp để khắc phục.
Nguyên nhân nông sản “được mùa mất giá”
Trước khi tìm ra giải pháp cho bài toán khó ấy, thì điều đầu tiên mà chúng ta cần phải tìm hiểu đó chính là nguyên nhân cho tình trạng “được mùa mất giá” này. Theo góc nhìn của kinh tế vi mô, chúng ta có thể nói nguyên nhân cơ bản của vấn đề này dựa trên 2 yếu tố cung và cầu của nông sản:
Thứ nhất, cầu nông sản thuộc loại cầu không co giãn, có nghĩa là lượng tiêu dùng nông sản tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào giá cả của nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp truyền thống lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh…mang tính thời vụ cao, cũng như mang tính địa phương.
Thứ hai, các nông sản thường là các sản phẩm tươi sống, khó bảo quản và được được thu hoạch đồng loạt. Do các đặc điểm cơ bản về cầu và cung của nông sản dẫn đến thị trường nông sản mang tính cạnh tranh cao và thường xảy ra hiện tượng “Được mùa mất giá”.
Trong điều kiện hiện nay, thị trường nông sản chịu sự tác động của nhiều yếu tố mới thông qua phân tích yếu tố cung cầu, cụ thể:
Về phía cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có tính chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được bảo quản tốt hơn, bao bì nhãn mác đẹp hơn… Đặc biệt, trên thị trường quốc tế, các nước đặt ra các rào cản kinh tế và yếu tố kỹ thuật khắt khe để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như người sản xuất trong nước.
Về phía cung, các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các giống cây, con mới có khả năng thích ứng cao hơn với điều kiện tự nhiên, các phương thức sản xuất mới được áp dụng trong sản xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tự nhiên như các hình thức nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng rộng rãi. Điều đó làm cho cung nông sản ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy tình trạng “được mùa mất giá” càng trở nên phổ biến.
Nguyên nhân cuối cùng phải kể đến là người nông dân có thu nhập chính từ việc buôn bán nông sản, họ không thể cất trữ nông sản (ngay cả những nông sản dễ bảo quản như lúa gạo,..) rồi đợi đến khi giá thành tăng rồi mới bán, bởi nếu như vậy họ sẽ không có kinh phí để bắt đầu cho mùa vụ kế tiếp. Vì những nguyên do trên mà cho dù “được mùa” thì nhà nông vẫn chẳng thể nào vui nổi.
Đây có thể coi là một nghịch lý của ngành nông nghiệp, nhưng lại đang diễn ra như một thuận lý, một quy luật tất yếu của thị trường. Sẽ thật đáng lo ngại khi mà tính trạng này vẫn còn tiếp diễn và đem lại những gánh nặng cho người nông dân.
Giải pháp nào cho nông sản “được mùa mất giá”?
Cho đến nay, giải pháp cho tình trạng này vẫn còn là một vấn đề vô cùng đau đầu đối với các nhà kinh tế nói chung và đối với người nông dân nói riêng. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn, lâu dài hơn nữa. Đây cũng chính là thách thức mà thị trường đang đặt ra cho nông sản Việt Nam chúng ta. Định hướng giải pháp cho nông sản ở thời điểm hiện tại:
- Mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế
Trước tình hình hiện tại, nông sản đang ồ ạt mất giá và trở thành nỗi lo đối với mỗi người nông dân. LPCfood đã tham gia vào thị trường với tư cách là một người cung cấp nông sản với giá cả phải chăng, sản phẩm chất lượng góp phần hỗ trợ và giúp đỡ người dân trong khoảng thời gian khó khăn này.
Đặc biệt, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân không thể đi chợ và tìm kiếm nguồn cung cấp đảm bảo và chất lượng, thì LPCfood đã ra đời như một giải pháp của thời đại, là một người đồng hành đáng tin cậy trong mỗi bữa ăn của gia đình.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SỐ VÀ THỰC PHẨM LPC – LPCfood
LPCfood – Trọng gốc nguyên vị
Website: https://lpcfood.vn
Fanpage: LPCfood
Hotline: 085 556 8998